Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên
Mời quý thính giả cùng đón nghe truyện tâm lý xã hội Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên của tác giả Ma Văn Kháng qua giọng đọc MC Đình Duy
Mời quý thính giả cùng đón nghe truyện tâm lý xã hội Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên của tác giả Ma Văn Kháng qua giọng đọc MC Đình Duy
Mười chín tuổi, thầy Quang Tình người miền xuôi xung phong lên dạy học ở một tỉnh miền núi. Ra đi như “cờ bay trong gió, như lửa thốc trong lò”, người thanh niên nọ đã đem hết niềm say mê lý tưởng, cuộc đời để làm công việc mang đến ánh sáng văn hóa cho con em các dân tộc. Sau một thời gian dạy học ở các làng bản, do đã tích lũy được nhiều kinh nghiêm và có uy tín trong nghề nghiệp, thầy Quang Tình được điều về dạy học ở trường Bổ túc Văn hóa Công Nông, nơi chuyên dạy văn hóa cho các cán bộ xã cơ sở nông thôn miền núi của tỉnh. Đứng đầu cơ sở giáo dục này là một người thô bạo, có thiên kiến nặng nề với những ai xuất thân từ các tầng lớp khác không phải là công nông. Giữa hai người bất đồng nối tiếp bất đồng, và kết quả là thầy Quang Tình bị sa thải, phải ra khỏi ngành. Vợ thầy cũng bị liên lụy.
Ra khỏi ngành, nghề nghiệp không, tiền bạc không, đất đai không, lại vợ dại con thơ, sống thế nào đây? Thầy Quang Tình, sẵn ý chí bất khuất, bắt tay vào công cuộc mưu sinh vô cùng gian khó. Sau một thời gian phải làm cả những công việc nguy hiểm và bẩn thỉu, thầy quyết định học nghề mộc. Sẵn ý chí không chịu thua hoàn cảnh và tố chất khéo léo, cùng với lòng kiên trì, ham học hỏi, lần lần thầy đã nắm vững được kỹ thuật nghề mộc, vượt qua được tình trạng bị dồn vào bước đường cùng, nuôi được vợ con.
Tuy nhiên quan trọng ở đây là thầy đã tìm ra con người mình. Tìm ra ở chính cái cuộc sống mà thầy đã rơi xuống. Sau những gì qua đi, còn lại là cốt cách thanh tao, nhân cách cao cả của thầy.
Tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống với những mảng màu sắc thái khác nhau, sinh động và hấp dẫn, mà còn phát ngôn một thái độ, một triết học nhân sinh, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc đời, con người. Sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời cũng như khả năng quan sát thấu đáo của Ma Văn Kháng đã làm nên những trang văn tỉ mỉ, tinh tế, công phu.
Mười chín tuổi, thầy Quang Tình người miền xuôi xung phong lên dạy học ở một tỉnh miền núi. Ra đi như “cờ bay trong gió, như lửa thốc trong lò”, người thanh niên nọ đã đem hết niềm say mê lý tưởng, cuộc đời để làm công việc mang đến ánh sáng văn hóa cho con em các dân tộc. Sau một thời gian dạy học ở các làng bản, do đã tích lũy được nhiều kinh nghiêm và có uy tín trong nghề nghiệp, thầy Quang Tình được điều về dạy học ở trường Bổ túc Văn hóa Công Nông, nơi chuyên dạy văn hóa cho các cán bộ xã cơ sở nông thôn miền núi của tỉnh. Đứng đầu cơ sở giáo dục này là một người thô bạo, có thiên kiến nặng nề với những ai xuất thân từ các tầng lớp khác không phải là công nông. Giữa hai người bất đồng nối tiếp bất đồng, và kết quả là thầy Quang Tình bị sa thải, phải ra khỏi ngành. Vợ thầy cũng bị liên lụy.
Ra khỏi ngành, nghề nghiệp không, tiền bạc không, đất đai không, lại vợ dại con thơ, sống thế nào đây? Thầy Quang Tình, sẵn ý chí bất khuất, bắt tay vào công cuộc mưu sinh vô cùng gian khó. Sau một thời gian phải làm cả những công việc nguy hiểm và bẩn thỉu, thầy quyết định học nghề mộc. Sẵn ý chí không chịu thua hoàn cảnh và tố chất khéo léo, cùng với lòng kiên trì, ham học hỏi, lần lần thầy đã nắm vững được kỹ thuật nghề mộc, vượt qua được tình trạng bị dồn vào bước đường cùng, nuôi được vợ con.
Tuy nhiên quan trọng ở đây là thầy đã tìm ra con người mình. Tìm ra ở chính cái cuộc sống mà thầy đã rơi xuống. Sau những gì qua đi, còn lại là cốt cách thanh tao, nhân cách cao cả của thầy.
Tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống với những mảng màu sắc thái khác nhau, sinh động và hấp dẫn, mà còn phát ngôn một thái độ, một triết học nhân sinh, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc đời, con người. Sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời cũng như khả năng quan sát thấu đáo của Ma Văn Kháng đã làm nên những trang văn tỉ mỉ, tinh tế, công phu.